Khi cầm một thiết bị điện, bạn sẽ thấy từ công suất. Vậy nó là gì? Nó có những loại nào? Cách tính toán ra sao? Ba câu hỏi đó sẽ được Vietts giải đáp lần lượt trong bài viết này, các bạn có thể đón đọc và tham khảo nhé.
Contents
Công suất là gì?
Công suất của máy ép phế liệu này là, của máy xay sinh tố này là… Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe nhắc rất nhiều đến công suất nhưng nó là gì thì rất ít người có thể định nghĩa được. Trong tiếng la tinh thì Potestas là công suất. Nó là 1 đại lượng và cho con người biết công được thực hiện từ ΔW, năng lượng biến đổi ΔE. Chúng được xác định trong 1 khoảng thời gian T xác định. T = Δt.
Theo công thức này thì công suất sẽ được ký hiệu là P.
Công suất là từ được dùng nhiều trong công nghiệp và trong cả đời sống hằng ngày. Nó sử dụng khi nói về các máy móc, thiết bị, động cơ có sự thay đổi năng lượng trong 1 khoảng thời gian nhất định nào đó.
Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ cho dễ hiểu đó là: Sự biến đổi từ điện năng sang quang năng trong 1 giờ đồng hồ (60 phút).
Công thức thể tính công suất mà chúng tôi thường áp dụng như sau:
Công suất điện được đo bằng đơn vị nào?
Công suất điện sẽ được tính theo công thức và áp dụng thang đo theo hệ đo lường quốc tế. Đơn vị đo công suất điện sẽ là Watt, được viết tắt là W. Tên đơn vị đo lường được lấy theo tên của Jame Watt.
Ưu điểm đó là: Đơn vị này chúng ta dễ gặp hơn nhất là trên các thiết bị điện, điện tử, đèn chiếu sáng, loa, máy phát điện.
1 Watt sẽ tương đương với 1 J/s.
Ngoài ra những tiền tố được thêm vào đơn vị này cũng dùng để đo các công suất lớn hơn, nhỏ hơn.
Ví dụ:
+ mW (mili watt) để đo công suất bé hơn.
+ MW (mega Watt) để đo công suất lớn hơn.
Một đơn vị chuyên đo công suất khác mà chúng ta hay gặp là mã lực. Nó cũng dùng để chỉ công suất động cơ. Viết tắt của nó là HP.
Và cứ 1 HP thì tương đương với 0,746 kW tại Anh. Tại Pháp thì 1 HP tương đương với 0,736 kW.
Trong truyền tải điện năng của công nghiệp điện lực, đơn vị đo công suất thường dùng là KVA tên gọi đầy đủ là kilô Volt Ampe. Một KVA tương đương 1000 VA.
Các loại công suất
Công suất cơ
Nó biểu thị cho giá trị công suất được sử dụng cho những máy móc cơ, nói chung là các thiết bị hoạt động bằng cơ năng. Và nó sẽ cung cấp năng lượng động năng cho những thiết bị khác hoạt động.
Công suất cơ sẽ phân chia làm 2 trường hợp.
Trong chuyển động đều
Thời gian Δt, khoảng cách ΔS, chuyển động thiết bị với vận tốc V dưới tác dụng của 1 lực F thì công suất sẽ được tính bằng công thức:
Trong chuyển động quay
Góc quay Δφ, thời gian Δt, vận tốc góc ω dưới tác dụng của mômen M thì sẽ công suất sẽ được tính theo công thức là:
Công suất điện
Để tính được công suất điện tức thời thì người ta sẽ sử dụng công thức sau: p(t) = u(t).i(t)
Trong đó u là giá trị tức thời của hiệu điện thế
i là những giá trị tức thời của cường độ dòng điện.
Trong trường hợp, u và i không đổi theo thời gian có nghĩa là lúc đó dòng điện không đổi thì ta có công thức P = U.I
Đối với dòng điện xoay chiều thường dùng, có ba loại sau: công suất hiệu dụng P, biểu kiến S, hư kháng Q. Ta có công thức: S = P + iQ
Lưu ý: i: đơn vị số ảo
Hay công thức: S2 = P2 + Q2
Một số loại công suất khác
Công suất biểu kiến
Người ta gọi là công suất biểu kiến bởi vì nó chính là công suất toàn phần. Thông số sẽ chỉ sự cung cứng điện năng từ nguồn cấp. Hay nói cụ thể hơn, nó chính là tổng phần thực công suất tác dụng và là phần ảo của công suất phản kháng trong dòng điện xoay chiều.
Công suất loa
Công suất loa thường bắt gặp trên các tem nhãn được dán ở trên thiết bị loa, amly. Chúng ta có thể hiểu đó chính là 1 trong những thông số quan trọng, cho người dùng biết được âm lượng của loa khi làm việc. Thông số này được đo bằng Watt (W).
Công suất danh định
Công suất danh định nghe thì có vẻ xa lạ nhưng trên thực tế đó là công suất thực hay là công suất định mức. Dù với tên gọi ngày thì nó cũng là thông số được ghi trên các sản phẩm của bộ lưu điện. Thông qua công suất danh định, người dùng có thể nắm được giá trị lớn nhất mà UPS có thể đáp ứng khi được cấp điện cho mạch ngoài.
Cục đẩy công suất
Nó là 1 thiết bị, 1 thành phần xuất hiện trong hệ thống âm thanh. Cục đẩy công suất này có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh để có thể đẩy loa đến tai của người nghe.
Công suất lạnh
Công suất lạnh là 1 khái niệm biểu thị cho công suất hay khả năng làm lạnh của thiết bị điện trong nhà, cụ thể là máy lạnh. Công suất lạnh được tính bằng đơn vị Btu/h. Thông qua con số này thì chúng ta có thể biết được là mức độ tiêu hao điện của máy lạnh.
Công suất đặt
Công suất đặt chính là tổng công suất định mức của các thiết bị tiêu thụ điện trong mạng lưới. Khách hàng cũng cần chú ý vì đây không phải là công suất thực cần được cung cấp.
Đó chính là những công suất thường gặp nhất trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Công thức tính công suất điện tiêu thụ
Tại sao phải tính toán công suất điện tiêu thụ?
Khi hầu hết các nhà sản xuất đều ghi công khai và cụ thể công suất hoạt động trên các nhãn dán của thiết bị, gồm cả thiết bị điện gia dụng, điện tử… Tuy nhiên việc tính được công suất này sẽ giúp biết trung bình tiêu thụ điện trong năm, trong quý, biết số tiền chi trả điện năng. Từ đó thì kế hoạch sử dụng điện sao cho phù hợp và tiết kiệm sẽ được lập nên và thực hiện.
Công thức tính công suất điện tiêu thụ như sau: A = P x t
Với công thức này thì chúng ta cần có các thông số sau:
+ A chính là lượng điện tiêu thụ, có đơn vị là KWh.
+ P và ký hiệu của công suất tiêu thụ điện. Đơn vị của nó là KW.
+ t: Là thời gian sử dụng, đơn vị tính là giờ (h).
Sau khi có được kết quả tính toán thì tiến hành quy đổi để thành những đơn vị thông dụng nhất. Cách thức quy đổi sang W như sau:
- 1KW = 1000W
- 1MW = 1.000.000W
Nếu máy lạnh có công suất là 120W tương đương với 0,12KW và hoạt động trong một ngày với 24 tiếng đồng hồ. Lượng điện tiêu thụ của tủ là 0,12 x 24 = 2,88 (KWh).
Những thiết bị công suất càng cao thì lượng tiêu thụ điện năng càng lớn.
Công thức tính công suất điện 3 pha
Điện 3 pha là dòng điện mà công suất và lượng điện tiêu thụ của nó lớn. Số V quy định ở mỗi nước là khác nhau, ở Việt Nam thì dòng 3 pha sẽ có điện áp là 360V.
So với dòng 220v hay 24V, dòng 1 pha thì dòng 3 pha này có giá thành cao hơn. Chính vì thế mà nó được ưu tiên sử dụng cho các máy móc công nghiệp, máy móc cơ giới, máy khai thác như máy rửa xe, máy may công nghiệp, máy ép, máy giặt công nghiệp,…
Công suất điện 3 pha được tính toán cụ thể thông qua công thức: P = (U1 x I1 + U2 x I2 + U3I3) x H
Trong công thức này thì ta có:
U là điện áp, đơn vị tính của nó là V
H chính là thời gian, đơn vị tính là giờ (h), phút (m)
I là cường độ dòng điện, tính bằng Ampe (A)
Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng công thức khác đó là: P = U x I x cosφ
Vậy Cosφ là gì? Nó chính là hệ số công suất trên mỗi tải làm việc.
Cách xem công suất trên thiết bị điện
Trên các thiết bị điện, điện tử hay điện gia dụng, thiết bị điện lạnh hiện nay thì các hãng sản xuất đều phải ghi thông số công suất tiêu thụ điện năng. Đây là yêu cầu bắt buộc để giúp cho người tiêu dùng có thể tham khảo và đưa ra cân nhắc mức điện năng tiêu thụ trong một giờ là bao nhiêu để lựa chọn được chính xác, phục vụ nhu cầu làm việc, sản xuất.
Đây cũng chính là 1 thông số mà để các hãng phải cạnh tranh với nhau để đưa ra thiết bị tốt, tiêu thụ điện năng nhỏ. Từ đó, thiết bị có giá trị sử dụng ngày càng cao, thị trường đa dạng hơn và nhiều sự lựa chọn cho người mua.
Để xem được giá trị công suất của một thiết bị điện tử ngày này cũng khá đơn giản, không phức tạp như chúng ta nghĩ. Trên mỗi thiết bị đều có tem nhãn, có bảng thông số được dán kèm theo. Nó có thể biểu thị là công suất tiêu thụ, input power, công suất thiết bị… Khách hàng nên đọc kỹ thông số, có thắc mắc liên hệ với nhân viên kỹ thuật để được giải đáp.
Một số công suất của điện gia dụng thường dùng
Để có thể lựa chọn hay sử dụng các thiết bị điện được hiệu quả thì người dùng cần tham khảo 1 số công suất thiết bị được các hãng đưa ra:
+ Nồi cơm điện: Nồi có dung tích 1,2 lít thì có công suất khoảng 350-400W.
+ Tủ lạnh: Tủ dung tích khoảng 120-150 lít có công suất khoảng 80W.
+ Quạt: Thiết bị có công suất khoảng 40-120W.
+ Tivi màn hình phẳng: Loại khoảng 32 inch thì có công suất khoảng 40W.
+ Bàn ủi áo quần (bàn là): Loại mà chúng ta hay sử dụng gọi là bàn là khô có công suất khoảng 950W. Đối với loại bàn là hơi nước thì có công suất cao hơn khoảng 1400W.
+ Máy điều hòa nhiệt độ hay còn gọi là máy lạnh: 9000BTU thường có công suất khoảng 800-850W. Theo thống kê của chúng tôi thì đây là thiết bị gia dụng tốn nhiều công suất cũng như ngốn nhiều điện, tiền nhất ở nhà nhất là khi nó được mở suốt 24/24.
+ Lò vi sóng: Loại có dung tích 20 lít thì có công suất khoảng 800W.
+ Lò nướng: Thiết bị dung tích 20 lít có công suất khoảng 1600W.
Hy vọng những thông tin về công suất điện mà Vietts chia sẻ trong bài viết này hữu ích, giúp các bạn có thể tự tin khi lựa chọn, sử dụng các thiết bị điện sao cho vừa an toàn, vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí.